Xu hướng chăm sóc sức khỏe gắn liền với các sản phẩm, dịch vụ tiện ích đang trở thành sự quan tâm và lựa chọn của nhiều người. Trong đó, wellness tourism là một hình thức thể hiện rõ nét nhất.
Việc con người dành sự ưu ái cho sức khỏe của mình không phải là chuyện “xưa nay hiếm”. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan thì rõ ràng, cách quan tâm và mức độ quan tâm đối với vấn đề này không giống nhau. Chạy theo nhịp độ phát triển, con người đang bị cuốn vào vòng xoay của “cơm áo gạo tiền”, thậm chí là những giá trị hào nhoáng mà quên mất giá trị đích thực nằm sâu bên trong chính mình.
Kéo theo sự phát triển của xã hội là hàng loạt hệ lụy về môi trường, dịch bệnh, thiên tai,… đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của loài người. Cùng với đó, áp lực, căng thẳng từ công việc, cuộc sống khiến họ cảm thấy nặng nề, ngột ngạt. Đây chính là lý do vì sao mà tỷ lệ mắc các bệnh/hội chứng về tâm lý gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây.
Con người đã và đang bắt đầu có ý thức mạnh mẽ hơn về việc thay đổi cách sống, cách nhìn và cách đi tìm ý nghĩa sống đích thực để hướng đến mục tiêu bền vững cho tương lai. Cũng có thể gọi đại dịch Covid-19 vừa qua là một chất xúc tác quan trọng. Sau giai đoạn này, nhu cầu tìm kiếm các bất động sản xanh, các khu nghỉ dưỡng, hình thức du lịch mang tính trải nghiệm, thư giãn, khám phá tăng lên đáng kể.
Có rất nhiều cách hiểu về wellness tourism, nhưng gần gũi nhất, có thể gọi đây là hình thức du lịch chăm sóc sức khỏe. Wellness hàm chứa “Healthy” và “Spiritual”, nghĩa là sự khỏe mạnh về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Wellness tourism chính là những chuyến du lịch ngắn hoặc dài ngày, có mục đích “phục hồi” sức khỏe, mang lại sự thư thái cho tinh thần, giúp con người cảm nhận được ý nghĩa cuộc sống và nhìn ra giá trị bản thân mình. Mục đích lớn nhất sau những chuyến đi chính là cảm giác cân bằng về mọi mặt, bồi dưỡng “thân – tâm – trí” thông qua sự nghỉ ngơi, các hoạt động nâng cao thể chất hoặc mang tính tâm linh, thức tỉnh tâm thức,…
Wellness tourism không hẳn là du lịch y tế như chúng ta từng biết vì các hành trình này mang tính phòng nhiều hơn là chữa bệnh. Không phải du khách lựa chọn vì mong muốn tham gia liệu trình tác động đến một căn bệnh nào đó mà đơn giản chỉ là sự “thay máu”, thanh lọc lại, tạo nền tảng tốt hơn cho sức khỏe và nhận thức. Chính vì vậy mà wellness tourism thường gắn với các vùng đất trong lành, mát mẻ, có thiên nhiên và cảnh quan tươi đẹp. Sự thuần khiết, nguyên sơ đem lại hiệu ứng chữa lành cực kỳ tích cực.
Vậy, wellness tourism sẽ có các đặc điểm nổi bật nào?
Thứ nhất, không gây mệt mỏi, áp lực về hành trình, không áp số lượng điểm đến hay hành trình di chuyển. Trong một chuyển du lịch chăm sóc sức khỏe, đôi khi không cần check-in, khám phá nhiều nơi nhưng du khách vẫn đạt được mục đích một cách tối ưu từ chính kiến trúc, tiện ích của hệ sinh thái khép kín. Du khách sẽ khá thoải mái trong việc lựa chọn hoạt động, hoặc là nghỉ ngơi đúng nghĩa hoặc là trải nghiệm khám phá thiên nhiên, tâm linh,…
Thứ hai, kết hợp được việc tham quan và chắt lọc giá trị nhân văn. Không chỉ đơn thuần xả stress, wellness tourism có định hướng quan trọng là thay đổi tư duy, tích cực nhìn nhận các vấn đề và nhanh chóng đạt được trạng thái cân bằng. Mục đích này khác so với du lịch truyền thống, yếu tố “bài học” đóng vai trò rất quan trọng.
Wellness tourism có các giá trị tinh thần cao hơn so với những hình thức du lịch khác, cũng chính vì vậy mà cần hội tụ khá nhiều yếu tố. Dù không đặt nặng những kiến trúc cầu kỳ nhưng điều này lại là một thách thức, đòi hỏi phải có không gian, tiện nghi đúng tính chất du lịch nghỉ dưỡng nhưng vẫn phải gần gũi, thể hiện được đẳng cấp cá nhân.
Nhìn chung, một dự án phục vụ cho mô hình wellness tourism về cơ bản cần có:
Đối với bất động sản nói chung, vị trí luôn đóng vai trò then chốt trong việc phản ánh khả năng tiếp cận khách hàng. Với du lịch, điều này càng trở nên quan trọng. Tâm lý của du khách là tìm kiếm điểm đến cho họ sự thoải mái, họ có thể chấp nhận đi khoảng cách xa nhưng phải thuận tiện và đảm bảo an toàn. Mặt khác, vị trí ở đây còn là địa thế của nơi nghỉ dưỡng, có trong lành, mát mẻ, phù hợp với mục đích cải thiện sức khỏe hay không.
Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên là chìa khóa thành công của wellness tourism. Thiên nhiên là người bạn đồng hành, mang đến làn gió mới, sự tươi trẻ, năng lượng cho con người. Một bầu không khí sạch, một khoảng xanh rộng lớn, núi non hay biển cả,… đều được sử dụng như loại “thần dược” cho tâm trí con người. Chính vì vậy mà wellness tourism luôn chọn lọc những gì tinh túy nhất của mẹ thiên nhiên.
Hình thức chăm sóc sức khỏe trong các chuyến wellness tourism rất đa dạng, phụ thuộc vào sở thích, tâm lý và nhu cầu mỗi người. Một điểm nghỉ dưỡng đúng nghĩa sẽ có khả năng đáp ứng tốt nhất, đa dạng nhất những nhu cầu này. Theo đó, ngoài các hạng mục nội khu như yoga, massage, thể dục thể thao, spa,… du khách cũng rất cần những điểm tham quan, trải nghiệm ở gần đó, ví dụ như chùa, thác, rừng, sông suối,…
Một vấn đề khá lớn hiện nay khiến cho các dự án nghỉ dưỡng khó đạt được chuẩn mực cao nhất là quá lạm dụng kỹ thuật xây dựng. Những công trình đồ sộ, phức tạp có thể tạo được sức hút trước mắt nhưng lại khó bền vững về lâu dài; chưa kể đến việc xây dựng quá đà sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, phá vỡ cấu trúc tự nhiên – điều mà wellness tourism tìm kiếm. Theo đó, vật liệu thân thiện với môi trường sẽ được ưu tiên sử dụng; thiết kế đơn giản, có độ mở và gắn kết về mặt không gian; tận dụng chất liệu tự nhiên, giữ được nét nguyên bản vốn có.
Các du khách sẽ đánh giá cao những khu nghỉ dưỡng có cách làm việc chuyên nghiệp, hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh để tránh sự khó chịu không mong muốn. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để các khu nghỉ dưỡng có sự ổn định về lâu dài, tiếp cận với đối tượng tiềm năng.
Để gói gọn các yếu tố này trong một khu nghỉ dưỡng phục vụ du lịch chăm sóc sức khỏe không phải là điều đơn giản, nhất là làm sao khai thác một cách hiệu quả giá trị thiên nhiên. Đối với các du khách chọn wellness tourism, họ mong muốn có sự kết nối tốt nhất với thế giới tự nhiên, nơi cho họ những giá trị sống tốt đẹp nhất.
Hiện nay, nhiều khu nghỉ dưỡng cũng đang rất nỗ lực để hoàn thiện theo bộ tiêu chí trên, kết hợp thêm sân golf, các dịch vụ y tế, trị liệu,… Trong số này có thể nhắc đến cái tên khá nổi bật hiện nay, được biết đến là khu nghỉ dưỡng thuận tự nhiên nằm trên vùng đồi núi Bảo Lâm, Lâm Đồng – Da Naur villas & homestay.
Điều khiến cho Da Naur villas & homestay tiệm cận tốt với wellness tourism chính là giá trị thiên nhiên được khai thác vô cùng tinh tế và hiệu quả, khu nghỉ dưỡng dành đến 80% diện tích cho các hạng mục chăm sóc tinh thần, sức khỏe con người. Đặc biệt:
Tại Da Naur, sự ấn tượng về thiên nhiên xanh đậm chất đại ngàn chắc chắn không làm du khách thất vọng. Đặc biệt, khu nghỉ dưỡng này chọn điểm đặt khá lý tưởng, được sự hậu thuẫn lớn từ Quốc lộ 20 và cao tốc Dầu Giây – Liên Khương.
Wellness tourism tái khởi động trong bối cảnh nhu cầu thực lên rất cao, có thể gọi là xu hướng của toàn cầu, là đích đến của những quốc gia mong muốn sự bền vững, là lựa chọn ưu tiên của những du khách có tư duy hiện đại. Lợi nhuận từ wellness tourism là sự kết hợp của nhiều “chất xúc tác”, bao gồm đối tượng khách hàng, quy luật phát triển và tất nhiên là chất lượng nguồn cung. Nếu khai thác đúng hướng, các bất động sản wellness thực sự là mỏ vàng “triệu đô” đang đón đợi nhà đầu tư.
Một thực tế rằng, những người chọn wellness tourism chắc hẳn là nhóm đối tượng có tầm nhận thức khá tốt về giá trị cuộc sống. Họ không ngần ngại chi tiền cho thứ có lợi cho mình, trong khi đó, sức khỏe đã được xếp vào nhóm tài sản vô giá. Bất kể khách hàng ở độ tuổi, giới tính nào, làm công việc gì thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe, tái tạo năng lượng tinh thần cũng luôn thường trực.
Theo nghiên cứu của Viện sức khỏe toàn cầu, Wellness tourism có 2 loại khách chính, gồm:
Nhìn chung, nhu cầu chăm sóc sức khỏe rất đa dạng, khai thác ở nhiều góc độ nên việc có số lượng khách hàng lớn là điều hoàn toàn khả thi. Trong một báo cáo của trung tâm nghiên cứu SRI International cho thấy, khách du lịch chăm sóc sức khỏe có xu hướng thuộc nhóm người giàu, trình độ học vấn cao và rất biết cách chi tiền.
Khảo sát của American Express cho thấy có đến 70% trong tổng số người được hỏi cho biết họ đang thực hiện nhiều mục tiêu gắn liền với nâng cao sức khỏe; 76% muốn chi tiêu cho du lịch để cải thiện tinh thần và 55% sẵn sàng chi thêm cho các hoạt động bổ ích. JLL vào quý 2/2021 cũng thực hiện khảo sát, kết quả thể hiện, có đến 65% nhà đầu tư bất động sản tại Việt Nam quan tâm đến các công trình xanh, hướng đến chăm sóc sức khỏe.
Trên thế giới, wellness tourism đã nổi lên như một làn sóng mới trong những năm gần đây. Trong 2017, số liệu từ Global Wellness Institute cho thấy, tổng doanh thu từ hình thức Wellness tourism có tổng giá trị lên tới 639 tỷ đô. Con số dự đoán trong năm 2022 có thể lên đến 919 tỷ đô.
SRI International nghiên cứu cho thấy kết quả, rằng nền kinh tế du lịch wellness toàn cầu có quy mô ước tính gần 440 tỷ USD. Mặc dù số chuyến du lịch wellness chỉ chiếm 6% trên tổng số nhưng lại đóng góp đến 14% chi tiêu du lịch toàn cầu.
Khi wellness tourism đạt được những con số ấn tượng thì bất động sản wellness cũng thăng hạng theo quy luật. Cụ thể, các bất động sản này có doanh thu cao hơn 8,9% so với những loại hình nghỉ dưỡng thông thường. Trong báo cáo của GWI, bất động sản wellness tăng 6,4%/năm kể từ 2015, đạt 134 tỷ đô la vào 2017, dự báo năm 2020 sẽ đạt 180 tỷ đô la.
Đặc biệt, khu vực châu Á là nơi có tốc độ phát triển nhanh chóng và thành công nhất của hình thức wellness tourism. Với tốc độ như hiện tại, có thể sẽ chiếm gần 20% tỷ trọng của ngành du lịch toàn cầu. Đây là tín hiệu tích cực cho các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam với sự ưu ái không nhỏ từ thiên nhiên.
Một thực tế nằm trong dự đoán, rằng wellness tourism về lâu dài sẽ không chỉ còn gói gọn trong nhóm khách hàng thượng lưu mà sẽ theo hướng phù hợp với các mức tài chính khác. Bởi lẽ, đây là xu thế toàn cầu, đáng để khuyến khích nhân rộng và phát triển. Khi các yếu tố về con người được chú trọng, chúng ta mới có được bền vững đúng nghĩa.
Như đã đề cập, Việt Nam rất thích hợp để phát triển wellness tourism và bất động sản wellness theo hướng biển hoặc núi. Cảnh quan thiên nhiên đẹp ở nước ta không thiếu, chất liệu tự nhiên cũng có không ít sự độc bản. Điều cần thiết nhất bây giờ là tư duy dám nghĩ dám làm của các doanh nghiệp và giới đầu tư. Nhu cầu và tiềm năng từ hình thức này đã quá rõ ràng, chọn một điểm đặt đúng chắc chắn lợi nhuận sẽ về túi.
Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đúng nghĩa, được phát triển trên mô hình nghỉ dưỡng nhưng chuẩn wellness, tái tạo nguồn năng lượng thiên nhiên, đa dạng trải nghiệm dịch vụ, giải trí,… là những gì mà thị trường đang đón đợi.
Wellness tourism mở cánh cửa hội nhập lớn cho các quốc gia. Loại hình này sẽ tạo đà để các mô hình bất động sản liên quan được nâng tầm giá trị.
Xem thêm: