Là dự án hạ tầng trọng điểm, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang những kỳ vọng cực kỳ lớn về sự thay đổi diện mạo lẫn sức hút cho các địa phương và khu vực.
Trong thời gian qua, nhiều dự án hạ tầng được quan tâm và đốc thúc triển khai. Điều này xuất phát từ chính thực tiễn cho thấy, khi giao thông hoàn chỉnh, kết nối thuận tiện thì cũng là lúc các yếu tố như con người, dòng vốn có sự dịch chuyển mạnh mẽ hơn.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là một dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều tỉnh thành đi qua cũng như hình thành mạng lưới chặt chẽ của khu vực Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt, Lâm Đồng trong bối cảnh sẽ được hưởng lợi không nhỏ nhờ sức bật từ hạ tầng và kết nối thông suốt.
Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài 200,3km, nối từ điểm đầu tại nút giao với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại điểm cuối là nút giao đoạn Liên Khương – Prenn (thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Toàn tuyến được chia thành 03 giai đoạn thành phần, bao gồm:
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khi hoàn thiện, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ rút ngắn thời gian di chuyển đáng kể, từ Tp. Hồ Chí Minh về Bảo Lộc, Đà Lạt chỉ khoảng 2 giờ. Đồng thời, cung đường này cũng sẽ góp phần giảm tình trạng kẹt xe trên đèo Bảo Lộc cũng như những góc cua nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Tập trung nguồn lực cho dự án trọng điểm
Có đến 02 giai đoạn thành phần thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đi qua địa phận tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh nhà đã sớm ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với chất lượng, tiến độ của dự án. Cụ thể:
Vào ngày 25/6/2022 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 184/TB-VPCP. Theo đó, để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và sớm triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Phó thủ tướng đã yêu cầu Bộ GT-VT, UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương tiến hành các công việc có liên quan.
Giai đoạn này, tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực hoàn thành thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để phục vụ cho thực hiện dự án. Cơ quan chức năng các huyện cũng phối kết hợp để điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,…
Một thực tế đã được rất nhiều địa phương trước đó chứng minh, điển hình như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai hay Long An,… rằng khi hạ tầng có bước chuyển mình, thì kinh tế, xã hội chắc chắn sẽ thay đổi. Đặc biệt, nền nhiệt của lĩnh vực bất động sản sẽ tăng lên rõ nét nhất.
Thực tế, thông tin về tuyến cao tốc “vàng” này đã được biết đến từ năm 2018, cho thấy định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Thời điểm này, Lâm Đồng vẫn chỉ đang xoay quanh điểm sáng là Đà Lạt với thế mạnh về khai thác du lịch, nghỉ dưỡng thuần túy. Tuy nhiên, sau khi có thông tin về tuyến cao tốc, không ít nhà đầu tư lớn đã bắt đầu âm thầm theo dõi, quan sát và tìm kiếm thông tin. Đối với tư duy của họ, nơi nào hạ tầng manh nha cũng sẽ là nơi nguồn vốn có cơ hội thăng hoa.
Đến đầu năm 2021, dự án này lại được nhắc đến nhưng lần này đã chính thức bùng nổ. Kể từ đó đến nay, sự quan tâm dành cho Lâm Đồng luôn luôn duy trì ở mức nhiệt khá cao. Hơn 1 năm qua, số lượng khách hàng về tìm mua đất Lâm Đồng tăng đáng kể, không chỉ đất ở, đất đô thị đắt đỏ mà ngay cả đất vườn, đất thuộc các huyện cũng được săn lùng.
Theo thống kê, trong năm 2021, Lâm Đồng có 36.549 lô đất nền, 3.035 căn nhà và 48 căn hộ chung cư được tiến hành giao dịch thành công. Một con số kỷ lục chưa từng có tại Lâm Đồng, và cũng vô cùng ấn tượng khi so sánh với các thị trường lân cận. Sở tư pháp cũng cho biết, hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất chuyển biến khá tích cực, thu hút nhiều sự quan tâm và tham gia. Đặc biệt, giá đấu giá của các tài sản đều tăng gấp 2 – 3 lần so với mức giá khởi điểm, không riêng Tp. Đà Lạt mà ngay cả ở các huyện, xã như Di Linh, Đam Rông, Xuân Trường,…
Với Lâm Đồng, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương thực sự là một bệ phóng cực kỳ lớn. Những động thái cho thấy tính chất và sự chắc chắn của tuyến đường này đã hình thành động lực thôi thúc các doanh nghiệp lớn “di quân” về đây. Đây gọi là đi trước đón đầu, nắm bắt mọi cơ hội ở thời điểm có thể xem là tốt nhất.
Cụ thể:
Có thể thấy, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên khương đang khơi thông dòng chảy cho nguồn vốn và tháo gỡ mọi tâm lý của người mua. Vốn có sẵn tiềm năng cực kỳ lớn về du lịch, hạ tầng chắp cánh để Lâm Đồng tiến xa hơn trên bản đồ địa ốc. Nơi đây không chỉ dừng lại ở các dự án bất động sản đơn thuần như nhà phố, căn hộ, đất nền,… mà điều giới đầu tư nhắm đến chính là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng hướng núi với cơ hội sinh lợi “triệu đô”.
Cảnh quan đồi núi hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, không gì lý tưởng hơn khi chọn Lâm Đồng làm nơi du lịch – nghỉ dưỡng. Nếu như trước bất, bất động sản hướng núi vốn bị “lơ” bởi rào cản hạ tầng, giao thông khó khăn thì nay nút thắt đó đã và đang được tháo gỡ. Lâm Đồng nằm trong giai đoạn chuyển giao, sẵn sàng trong tay chiếc chìa khóa mở ra hành trình về với đại ngàn. Việc các ông lớn xuất hiện cũng đã dần cải thiện diện mạo cho tỉnh nhà, cũng như phát triển đa dạng hơn những hạng mục tiện ích, dịch vụ, thương mại,… nổi trội, nâng tầm chất lượng cho đô thị.
Một điều dễ nhận thấy là dòng vốn rót về Lâm Đồng không quá tập trung vào các đô thị lớn, như Đà Lạt hay Bảo Lộc mà có thiên hướng “tản” về các huyện lân cận. Rõ ràng, dự án cao tốc đã rút ngắn đáng kể một phần khoảng cách và kết nối tốt với giao thông địa phương. Về dài hạn, xuống tiền cho các khu vực này sẽ khai thác tốt quỹ đất, tầm giá lẫn khả năng tăng giá, tính thanh khoản,…
Bảo Lâm – huyện nằm sát Tp. Bảo Lộc, sau khi tuyến cao tốc hoàn thành, sẽ chỉ mất gần 2 giờ di chuyển từ Tp. Hồ Chí Minh. Nơi đây đang được ví như viên ngọc quý nép mình sau sắc xanh của những cánh rừng nguyên sinh, đợi bàn tay và sự nhạy bén của con người để nâng tầm giá trị. Da Naur villas & homestay – khu nghỉ dưỡng chuẩn mực thượng lưu xuất hiện trong bối cảnh Lâm Đồng nói chung, Bảo Lâm nói riêng cần cú hích để bứt phá.
Có thể nói, đây chính là khu nghỉ dưỡng bắt nhịp với khá nhiều xu hướng, từ du lịch nghỉ dưỡng hướng núi, đến lối sống wellness, nhu cầu sở hữu “second home” và tất nhiên cũng không nằm ngoài việc đón đầu sức bật hạ tầng.
Da Naur villas & homestay cách cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chỉ khoảng 5 phút và cách Quốc lộ 20 chỉ 10 phút, thuận tiện để di chuyển về Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm Bảo Lộc, Tp. Đà Lạt, sân bay Liên khương cùng nhiều điểm du lịch hấp dẫn: chùa Linh Quy Pháp Ấn, thác Đamb’ri, tu viện Bát Nhã,… Tọa độ vàng mang đến cho Da Naur một sức hút mạnh mẽ, giải tỏa nỗi lo về quãng đường và thời gian di chuyển.
Trên quy mô 6 ha, Da Naur villas & homestay phát triển các kiến trúc sang trọng thời thượng. Đồng thời, sử dụng đến 80% diện tích để tạo không gian thiên nhiên gần gũi, được phát triển toàn bộ trên nền chất liệu tự nhiên, như: dòng suối 1200m, địa hình lài, đường hoa Mattongai,… Ngoài ra, còn có hồ nước điều hòa lớn, công viên cây xanh, đường đi bộ, đường dạo xe đạp,… Da Naur khác biệt về cả cách nhìn lẫn cách làm so với các khu nghỉ dưỡng truyền thống, hứa hẹn nhiều giá trị khai thác cho các nhà đầu tư.
Lâm Đồng sẽ tiếp tục thăng hạng theo tiến độ của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Đây là thời điểm cực kỳ thích hợp để dòng tiền tranh thủ tìm kiếm cơ hội.
Xem thêm: